Tăng trưởng mạnh mẽ trong việc chấp nhận thẻ được thúc đẩy bởi nhu cầu người tiêu dùng và các chiến dịch của chính phủ.

Số lượng các cửa hàng thương mại chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn thế giới tăng 13% trong suốt năm 2017 đạt 69,2 triệu cửa hàng vào cuối năm.

Hai khu vực kém phát triển nhất trong việc chấp nhận thẻ trước đây là Châu Á TBD và Trung, Đông Âu cũng là những khu vực phát triển nhanh nhất,  được thúc đẩy một phần bởi quy định mới.

Ví dụ, ở Ấn Độ, chính phủ đã đặt giới hạn cho các khoản phí đầu cuối và gây áp lực lên ngân hàng – nhiều ngân hàng trong số đó thuộc sở hữu nhà nước – để tăng nỗ lực tuyển dụng các đại lý. Tại Séc, các đại lý hiện nay được yêu cầu lưu giữ hồ sơ bán hàng điện tử và việc chấp nhận thẻ tại các thiết bị đầu cuối EFTPOS cho phép họ thực hiện một cách hiệu quả.

Các qui định về phí thanh toán thẻ cũng đã có hiệu lực đối với phí dịch vụ của các đại lý. Khi các khoản phí mà người mua phải trả cho các nhà phát hành giảm thì các đại lý tự tin hơn trong việc từ chối việc tự trả phí cao hơn. Điều này khuyến khích các đại lý bắt đầu chấp nhận thẻ trong khi trước đây họ rất miễn cưỡng. Đây là trường hợp phổ biến nhất ở Liên Minh Châu Âu, nơi mà phí thanh toán thẻ được giới hạn trong năm 2015. Nó cũng được áp dụng ở Braxin, nơi giới hạn về phí thanh toán thẻ ghi nợ được công bố vào tháng 3/2018, và tại Malaysia – phí trao đổi được giới hạn trong năm 2015 như một phần của Khung Cải Cách Thẻ Thanh Toán Của Quốc Gia.

Các sáng kiến tài chính toàn diện và du lịch sẽ tiếp tục khuyến khích tăng trưởng việc chấp nhận thẻ.

Số lượng các cửa hàng chấp nhận thẻ được dự báo sẽ tăng trung bình 8% mỗi năm từ cuối năm 2017 đến cuối năm 2023 để đạt 117.7 triệu theo RBR. Có tiềm năng tăng trưởng đáng kể ở một số thị trường ở Châu Á-TBD, Trung Đông và Châu Phi, vì các sáng kiến bao tài chính toàn diện đang diễn ra thúc đẩy việc phát hành thẻ, do đó khuyến khích sự chấp nhận.

Du lịch cũng có thể là một động lực tăng trưởng đáng kể trong việc chấp nhận; Nhật bản là một ví dụ điển hình, nơi Thế Vận Hội Olympic Tokyo 2020 đang thúc đẩy chính phủ tạo điều kiện chi tiêu cho khách du lịch.

Bất chấp các biện pháp này, cần lưu ý thêm rằng ở nhiều thị trường đang phát triển, sự chấp nhận vẫn bị kìm hãm bởi thiếu cơ sở hạ tầng hoặc vị trí địa lý của quốc gia, ví dụ khi quốc gia được tạo thành từ số lượng lớn các đảo hoặc ở vùng sâu vùng xa hoặc ở các khu vực nông thôn. Ví dụ cho điều này là Indonexi và Philippines.

Daniel Dawson – người đứng đầu RBR nhận xét: các thương nhân trên toàn thế giới đang bị thuyết phục dần về việc chấp nhận thẻ, thậm chí cho các khoản thanh toán có giá trị thấp. Vì người tiêu dùng ngày càng mong đợi việc họ được thanh toán bằng thẻ, số lượng các cửa hàng nơi họ có thể làm vậy sẽ tiếp tục tăng lên.

Theo Paymentscardsandmobile.

 

Tin khác