Thổ Nhĩ Kỳ_ Người tiêu dùng lựa chọn thanh toán bằng thẻ trong bối cảnh đại dịch coronavirus bùng phát

Sự bùng phát của coronavirus đã thúc đẩy nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ tránh thanh toán bằng tiền mặt và chuyển sang hình thức thanh toán bằng thẻ, đặc biệt là thẻ không tiếp xúc, để hạn sự lây lan của virus, trưởng Trung tâm thẻ InterBank (BKM) chia sẻ hôm thứ ba.

Soner Canko, chủ tịch của Trung tâm thẻ cho biết BMK đã quan sát thấy sự thay đổi trong hành vi của khách hành do sự bùng phát dịch bệnh gần đây sau khi xem dữ liệu giao dịch trong 11 ngày đầu tháng 3, khi mối lo ngại lây lan của coronavirus tại nước này.

Canko cho biết số lượng giao dịch thanh toán bằng thẻ đã tăng 9% trong 11 ngày đầu tháng và thanh toán không tiếp xúc đạt 31 triệu. So sánh với tổng số giao dịch không tiếp xúc thực hiện trong năm 2015 chỉ đạt 30 triệu. Số lượng giao dịch được thực hiện trong 11 ngày đã vượt quá số lượng giao dịch thanh toán được thực hiện.

Ông chia sẻ thanh toán không tiếp xúc sẽ sớm trở thành một phần thiết yếu của người tiêu dùng Thổ Nhĩ Kỳ như một tùy chọn thanh toán hợp vệ sinh nhất ngoài việc là là một phương thức nhanh chóng và thuận tiện.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), coronavirus mới có thể lây lan qua các vật thể bị ô nhiễm bởi dịch cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên cơ quan này phủ nhận các báo cáo cáo buộc họ chống lại phương thức thanh toán bằng tiền mặt. WHO không nói tiền giấy sẽ truyền COVID-19, nhưng cũng không đưa ra bất cứ cảnh báo hay tuyên bố nào về việc này. “Chúng tôi khuyến nghị mọi người nên rửa tay thường xuyên,” CNBC trích lời người phát ngôn của WHO.

Trong khi đó, mua sắm trực tuyến cũng trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng Thổ Nhĩ Kỳ do sự bùng phát dịch bệnh khi các cơ quan y tế Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo người dân không nên đến những nơi công cộng đông đúc như trung tâm thương mại.

Canko chia sẻ mua sắm trực tuyến tăng 4% trong 11 ngày đầu tháng 3 và chiếm 20% của số lượng giao dịch. Dữ liệu cho thấy cứ 5 đồng lira tiền Thổ Nhĩ Kỳ thì có 1đồng đã được chi tiêu trực tuyến.

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất châu Âu về thẻ ngân hàng tiếp theo là Anh và Đức với tổng số thẻ đạt 234 triệu thẻ được nắm giữ bởi người tiêu dùng, bao gồm 60.5 triệu thẻ tín dụng và 164 triệu thẻ ghi nợ Trung tâm thẻ Interbank đã công bố hồi tháng 12 rằng 31 triệu thẻ tín dụng đã được sử dụng cho các giao dịch trực tuyến trong năm ngoái, đồng nghĩa với việc nửa số lượng thẻ tín dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ đã được sử dụng để mua sắm trực tuyến.

Trung tâm thẻ được thành lập năm 1990 thông qua sự hợp tác của 13 ngân hàng công cộng và tư nhân Thổ Nhĩ Kỳ. BMK nói rằng trung tâm thẻ được thành lập nhằm mục đích cung cấp giải pháp cho các thách thức của các ngân hàng và để phát triển các quy tắc và tiêu chuẩn cho thẻ tín dụng và ghi nợ.

Theo Dailysahbah.

Tin khác