Báo cáo thanh toán quốc tế năm 2015 – Phần ba

Trong mười thị trường không sử dụng tiền mặt, Trung Quốc và Nga đã trải nghiệm tỉ lệ tăng trưởng đáng nể ở mức 37.7% và 33.4% trong thời gian 2012-13 (xem hình 3).

Tại Trung Quốc, số lượng của các giao dịch không dùng tiền mặt được ghi lại là 15.9 triệu, việc thâm nhập của điện thoại di động tại các thị trấn nhỏ và các thành phố nhỏ là kết quả của việc gia tăng thanh toán di động.6 Các bước thực hiện bởi cơ quan quản lý Trung Quốc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các thiết bị POS cho các thương nhân và mở cửa thị trường thẻ thanh toán trong nước để cạnh tranh đã tăng khối lượng giao dịch không dùng tiền mặt trong nước. Khối lượng giao dịch thanh toán di động tại Trung Quốc đã tăng 170% trong năm 2014 đạt tổng cộng 4.5 tỷ7. Dịch vụ thanh toán trực tuyến, thanh toán di động chiếm 54% các giao dịch trong 10 tháng đầu năm 2014, so với 22% trong năm 20138. Các cơ quan tài chính của Nga đã mở ngành ngân hàng cho đầu tư tư nhân, việc này đã dẫn đến nhiều sáng kiến, bao gồm sự gia tăng thiết bị đầu cuối POS, mở rộng xâm nhập thị trường internet, và cải thiện tài chính. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng của Nga từ một cơ sở tương đối thấp 5.6 triệu giao dịch không tiền mặt cho giai đoạn này9. Trên cơ sở tiêu dùng cá nhân. Phần Lan một lần nữa dẫn đầu về số lượng giao dịch không dùng tiền mặt tính trên mỗi người dân (xem hình 4) Tăng trưởng giảm nhẹ trong năm 2013 nhưng những người dân trong nước đã giao dịch trung bình 451 lần trong năm. Ví dụ Phần Lan cho thấy các lực lượng phía sau sự tăng trưởng của thanh toán bao gồm: một mặt đổi mới hợp tác, và mặt khác là tốc độ tăng trưởng GDP + chi tiêu cá nhân. Theo sau Phần Lan là Mỹ nơi mà mỗi cư dân có trung bình 390 lần giao dịch không tiền mặt trong năm 2013.

Hình 1.3 Số lượng giao dịch không tiền mặt tại TOP 10 thị trường (tỷ), 2012-2013

số lượng giao dịch không tiền mặt
Hình 3

Chú ý: Dữ liệu ghi nợ  trực tiếp tại Trung Quốc trong năm 2012 & 2013 được ước tính; Dữ liệu thẻ tín dụng của Nhật Bản năm 2013 được ước tính. Dữ liệu ghi nợ trực tiếp của Nhật Bản không đầy đủ cho cả năm. Một vài con số có thể khác biệt với các số liệu của WPR 2014 do nguồn được cập nhật từ năm trước.

Nguồn: Capgemini Financial Service Analysis, 2015; Kho dữ liệu thống kê ECB, số liệu năm 2013 được phát hành tháng 9/2014; Ngân hàng thanh toán sách đỏ quốc tế, số liệu năm 2013được phát hành tháng 9/2014; Báo cáo thường niên Ngân hàng Trung Ương Quốc  gia 2013.

Hàn Quốc đang gặt hái những lợi ích của việc đổi mới thanh toán và đạt mức độ tăng trưởng 11% đưa tổng số giao dịch không tiền mặt tính trên mỗi dân cư là 338.

Đức nổi lên vị trí hàng đầu các doanh nghiệp thương mại điện tử B2C ở Châu Âu trong năm 2013, với số lượng khách hàng lớn nhất sử dụng các thiết bị di động đề truy cập vào các trang web bán lẻ. Các giao dịch không dùng tiền mặt tăng trưởng 9.5% với tổng số giao dịch là 19.9 tỷ trong năm, và trung bình tính trên đầu người là 247 giao dịch. Thói quen văn hóa ở Đức có nghĩa rằng tại quốc gia này việc sử dụng tiền mặt vẫn ở mức độ cao, do đó tiềm năng tăng trưởng của các giao dịch không dùng tiền mặt là rất lớn.

Ở Anh, khối lượng không dùng tiền mặt hơi thấp, tổng giá trị các giao dịch là 19.3 tỷ; tuy nhiên, số lượng giao dịch trên đầu người lại cao hơn ở mức 302 giao dịch. Chi tiêu bán lẻ sử dụng thẻ tín dụng và ghi nợ tại Anh trong năm 2013 đã góp phần vào mức tăng trưởng chung của các giao dịch không dùng tiền mặt là 6.7%.

Tại Trung Quốc các giao dịch không dùng tiền mặt tính trên đầu người ít hơn 50 giao dịch vào năm 2013, nhưng tỉ lệ tăng trưởng  là 37% giữa năm 2012-2013 là cao nhất trong số các thị trường chính không dùng tiền mặt.

Điều kiện kinh tế nghèo tại Slovenia trong năm 2013 dẫn đến một sự suy giảm trong các giao dịch không dùng tiền mặt tính trên đầu người là 137 năm 2012 và 134 trong năm 2013. Hiện vẫn còn chênh lệch lớn ở các nước trong khu vực đồng Euro, với con số dao động từ 17 giao dịch trên đầu người tại Hy Lạp (đang vật lộn để phục hồi từ cuộc khủng hoảng kinh tế) tiếp đến là Phần Lan với 451 giao dịch trên mỗi đầu người.

Khoảng cách lớn trong các giao dịch trên đầu người giữa các nền kinh tế trưởng thành (như Mỹ) và các nên kinh tế đang phát triển như (Trung Quốc và Nga) là một triệu chứng của nhiều khác biệt về xã hội, chính trị và địa lý.

Dịch vụ thanh toán đang có nhiều phát triển trong nền kinh tế trưởng thành hơn so với các nước đang phát triển. Ngoài ra còn có rất nhiều sự khác biệt văn hóa trong thói quen tiêu dùng, ví dụ tại các thị trường trưởng thành việc chi tiêu tín dụng nhiều hơn trong khi các tại các nền kinh tế đang phát triển có xu hướng tập trung vào tiết kiệm. Cơ cấu thương mại cũng có sự khác biệt, với trong nền kinh tế trưởng thành chi tiêu tập trung ở các trung tâm mua sắm lớn, ngược lại ở các nước đang phát triển lại tập trung ở các cửa hàng bán lẻ và các cửa hàng địa phương. Với tất cả các yếu tố này đã dẫn đến việc số lượng giao dịch không dùng tiền mặt tính trên đầu người cao hơn ở nền kinh tế trưởng thành. Tuy nhiên, những nhân tố như tăng trưởng trong thương mại điện tử toàn cầu và sự đổi mới trong thanh toán dự kiến sẽ thu hẹp khoảng cách này trong những năm tới.

Hình 4 Số lượng giao dịch không tiền mặt tính trên đầu người tại Top 10 thị trường không dùng tiền mặt, 2009 – 2013.

hình 4
Hình 4

Xem các phần khác trong báo cáo:

Từ khoá tìm kiếm

Chia sẻ bài viết

Tin tức liên quan ​