Khối lượng giao dịch không dùng tiền mặt sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030

Ngành dịch vụ tài chính đang trong giao đoạn chuyển đổi đáng kể, được đẩy nhanh bởi đại dịch COVID-19. Và do số hóa đóng vai trò quan trọng đời sống tài chính của ngày càng nhiều dân số trên thế giới, thanh toán điện tử là tâm điểm của quá trình chuyển đổi này.

Các khoản thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng, và vai trò của ngành trong việc thúc đẩy hòa nhập đã trở thành một ưu tiên đáng kể. Các khoản thanh toán cũng đang hỗ trợ sự phát triển của các nền kinh tế số và thúc dẩy sự đổi mới – tất cả đồng thời hoạt động như một xương sống ổn định cho các nền kinh tế của chúng ta.

Gửi tin nhắn để thanh toán vé xe buýt tại Thổ Nhĩ Kỳ, sử dụng mã QR để thanh toán hàng tạp hóa ở Trung Quốc, hoặc chạm vào một cổng thanh toán bằng điện thoại ở Mỹ, thậm chí thẻ không tiếp xúc khiêm tốn đã phổ biến ở châu Âu và các khu vực khác.

Ngay cả trước COVID-19, những cách thanh toán hàng hóa và dịch vụ này là bằng chứng cho thấy sự dịch chuyển ổn định sang thanh toán số – một sự thay đổi cuối cùng có thể dẫn tới một xã hội toàn cầu không dùng tiền mặt.

Theo phân tích của PwC và Strategy, khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt tăng hơn 80% từ năm 2020 – 2025, từ khoảng 1 tỷ giao dịch lên gần 1,9 nghìn tỷ và thậm chí tăng gấp 3 vào năm 2030.

Châu Á- TBD sẽ phát triển nhanh nhất, với lượng giao dịch tăng 109% từ năm 2025, và sau đó là 76% từ năm 2025 – 2030, theo tỉ lệ Châu Phi (78%,64%) và châu Âu (64%,39%). Tiếp đến  là Châu Mỹ La Tinh (52%,48%), Mỹ và Canada là tăng trưởng thấp nhất (43%,35%).

Điều này có nghĩa là vào năm 2030, số lượng giao dịch không dùng tiền mặt sẽ tăng gấp đôi đến gấp ba so với mức hiện tại, giữa các khu vực.

Trong thời kỳ phong tỏa do đại dịch COVID-19, nhiều người đã áp dụng hành vi số, đẩy nhanh sự phát triển của các nền kinh tế số ưu tiên di động và khiến cho tiền mặt ít liên quan đế cuộc sống hàng ngày hơn so với trước đây (mặc dù ở các nền kinh tế kém phát triển, tiền mặt vẫn rất cần thiết).

Trong cuộc khảo sát toàn cầu về ngân hàng, FinTech và các tổ chức thanh toán, 89% người được hỏi đồng ý rằng sự chuyển dịch sang Thương mại điện tử sẽ tiếp tục gia tăng, đòi hỏi việc đầu tư đáng kể vào các giải pháp thanh toán trực tuyển. Không chỉ vậy, họ còn đồng ý (97%) rằng  sẽ có sự chuyển hướng sang thanh toán theo thời gian thực.

Bên dưới sự chuyển đổi sang không dùng tiền mặt là một sự thay đổi lớn hơn, sâu sắc hơn. Không chỉ các cách thanh toán hành hóa và dịch vụ truyền thống – bao gồm séc và hóa đơn tương tự – được thiết lập để chuyển đổi căn bản, mà toàn bộ cơ sở hạ tầng thanh toán đang được hình thành lại, với các mô hình kinh doanh mới xuất hiện.

Việc định hình lại đó liên quan đến hai xu hướng song song: sự phát triển của các bộ phận front-end của hệ thống thanh toán (thanh toán tức thì; thanh toán hóa đơn và yêu cầu thanh toán; thẻ nhựa và ví kỹ thuật số.)

Và một cuộc cách mạng liên quan đến những thay đổi lớn về cấu trúc đối với hỗn hợp thanh toán và hệ sinh thái (sự xuất hiện của cái gọi là dịch vụ ‘mua ngay, trả sau”; tiền điện tử; và đang tiến hành các loại tiền số của ngân hàng trung ương).

Cả tiến hóa và cách mạng đều đang quét trên toàn cầu, nhưng theo những cách khác nhau và ở những tốc độ khác nhau, tạo ra một ma trận thanh toán phức tạp. Nhiều tổ chức đang cố gắng tìm ra nơi để chơi – và chiến thắng – trong ma trận đó, bằng chứng là mức độ dữ dội của hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) kể từ năm 2017.

Nguồn Paymentscardsandmobile.

Từ khoá tìm kiếm

Chia sẻ bài viết

Tin tức liên quan ​