Mã độc di động tăng vọt ở châu Á với 97% giao dịch bị gắn cờ là gian lận

Theo dữ liệu mới được công bố bởi Secure-ID, trong quý 3 năm 2020, hoạt động mã độc di động đã có sự gia tăng đáng kể và nhất quán với châu Á là tâm chấn, bao gồm 30 nhà khác thác tại 20 quốc gia. Dữ liệu cho thấy 97% tất cả các giao dịch di động trong khu vực đã bị gắn cờ và ngăn chặn như giao dịch gian lận. Hơn một nửa hoạt động bị chặn được tìm thấy ở Indonexia, nới hoạt động của ứng dụng độc hại đang tăng vọt. Mười ứng dụng vi phạm hàng đầu trên toàn thế giới trong quý dường như có liên kết trực tiếp tới cửa hàng ứng dụng Android chính thức hoặc một nhà sản xuất thiết bị cầm tay cụ thể

.

Indonesia là quốc gia báo động

Tại châu Á, nơi mã độc di động tăng vọt trong quý 3/2020, Indonesia chứng kiến 98% giao dịch gian lận trong tổng số 164 triệu giao dịch được xử lý. Con số này đại diện cho 64% của tổng số giao dịch mà Secure-ID đã ngăn chặn trên toàn thế giới trong quý 3/2020. Con số đó gấp 5 lần con số mà nền tảng chống gian lận tại quốc gia ngày ngăn chặn trong cùng kỳ năm ngoái và lớn gấp 3 lần so với quý trước đó của năm 2020.

Khắp châu Á

Tại châu Á, dữ liệu cho quý áp chót năm 2020 cho thấy Thái Lan, Tiều Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Malaysia cũng đã có sự gia tăng hoạt động mã độc gian lận. Số lượng giao dịch đáng ngờ bị dừng do gian lận ở Thái Làn là 7,2 triệu, trong số tám triệu giao dịch được xử lý. Con số này cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Malaysia chứng kiến số lượng giao dịch vị chặn tăng 30% và UEA tăng 16% .

Sự gia tăng hoạt động gian lận này không chỉ đơn giản là do cùng một người dùng và ứng dụng thuchs đẩy nhiều giao dịch hơn. Ví dụ: tại Thái Lan, số lượng người dùng bị nhiễm đã tăng đến 700% từ 23.275 trong quý 3/2019 tới 178.857 trong quý 3/2020. Số lượng ứng dụng bị chặn cũng đã tăng từ 157 trong quý 3/2019 lên đến 1.459 trong quý 3/2020.

Geoffrey Cleaves – Trưởng bộ phận Secure-ID tại Upstream giải thích; “Ngày càng có nhiều người chọn ở nhà do đại dịch, và nhiều người đã trở nên phụ thuộc vào điện thoại di động của mình để giải trí, đọc tin tức và giao tiếp xã hội”. “Tại Secure-ID, chúng tôi đang nhận tấy sự gia tăng đáng kể của các hoạt động độc hại từ những kẻ xấu xuất bản ứng dụng, thậm chí cả trên cửa hàng Google Play, nhằm che mắt người dùng, mua đăng ký và nội dung cao cấp mà không có sự đồng ý của họ.

Ứng dụng vi phạm tồi tệ nhất

Chín trong 10 ứng dụng vi phạm hàng đầu trong quý 3/2020, bao gồm Capping của Englory InterTech và ứng dụng VivaVideo và 37 trong số 50 ứng dụng vi phạm hàng đầu đã và đang có mặt trên Google Play.

Trong danh sách 10 ứng dụng hàng đầu quý 3 cũng có 4 ứng dụng được xuất bản bởi MEIZU, một nhà sản xuất thiết bị di động Android. Những ứng dụng này bao gồm: com.meizu.safe, com.meizu.assistant, com.meizu.flyme.weather và com.meizu.flyme.launcher.

Ứng  dụng vi phạm tồi tệ nhất là com.meizu.safe, thực hiện 35.7 triệu giao dịch đáng ngờ. Bốn ứng dụng MEIZU này kết hợp chịu trách nhiệm cho hơn 45 triệu giao dịch đáng ngờ trong quý, đã lây nhiễm trên thiết bị của hơn 135,000 người dùng di động.

Phần còn lại của thế giới

Châu Á không đơn độc với sự gia tăng mã độc. Nga cũng đang chịu sự gia tăng của các giao dịch gian lận với tỷ lệ chặn (số lượng giao dịch bị cấm chia cho số lượng giao dịch được xử lý) tăng từ 66% trong quý 2/2020 lên đến 94% trong quý 3/2020.

Tại Nam Phi, hơn 460.000 người dùng bị lây nhiễm được phát hiện trong quý 3, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Bờ Biển Ngà, mã độc di động tăng đột biến so với quý trước, với các giao dịch gian lận tăng từ 72.361 lên 156.885. Số lượng ứng dụng độc hại tăng từ 406 lên 520 và số thiết bị bị nhiễm tăng từ 7.269 lên 19.220.

Hơn 76 triệu giao dịch đã được xác định và bị chặn ở Brazil trong quý 3 tăng 77% so với quý trước, trong khi số lượng ứng dụng đáng ngờ bị phát hiện tăng 30%, từ 3.974 lên 5.176.

Dữ liệu quý 3/2020 này từ Upstream chỉ là dữ liệu mới nhất trong một loạt báo cáo từ công ty công nghệ di động cho thấy hoạt động mã độc trên thiết bị di động gia tăng đáng kể và nhất quán. Chỉ mới tuần trước nền tảng chống gian lận giao dịch di động của công ty đã công bố điều tra về VivaVideo, một ứng dụng chỉnh sửa video phổ biến trên một ứng dụng Android, bị phát hiện hơn 20 triệu giao dịch đáng ngờ kể từ năm 2019, có thể khiến người dùng mất hơn 27 triệu đô la phí bảo hiểm trái phép.

Nguồn Paymentscardsandmobile.

Từ khoá tìm kiếm

Chia sẻ bài viết

Tin tức liên quan ​