Một nghiên cứu mới đây của Juniper Research đã cho biết tổng số người dùng mã QR để thah toán sẽ vượt quá 2,2 tỷ người vào năm 2025, tăng từ 1,5 tỷ vào năm 2020; chiếm 29% tổng số người sử dụng thanh di động trên toàn thế giới vào năm 2025.
Báo cáo dự đoán phần lớn mức tăng trưởng này sẽ ở những thị trường mới nổi, nơi cơ sở hạ tầng thẻ yếu tạo ra vơ hội lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy Mỹ sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ 240% về số ượng người dùng trong giai đoạn 2020-2025, khi thanh toán bằng mã QR và quan hệ đối tác với CVR là những động lực chính thúc đẩy sự phục hưng của thanh toán bằng mã QR trong thị trường Mỹ.
Thúc đẩy sự chấp nhận của người bán để phát triển hệ sinh thái
Nghiên cứu mới, thanh toán bằng mã QR: Cơ hội chính, Phân tích khu vực và Dự báo thị trường 2021-2025, đã xác định khả năng kết hợp thanh toán và lòng trung thành của mã QR khiến chúng trở nên lý tưởng cho các nhà bán lẻ tìm cách tận dụng dự liệu giao dịch có giá trị. Bản chất chất chi phí thấp của các giải pháp này sẽ cho phép thanh toán bằng mã QR tăng trưởng đạ hơn 2,7 nghìn tỷ đô la trên toàn cầu vào năm 2025.
Tác giả nghiên cứu Nick Maymard giải thích: “ Thanh toán bằng mã QR có chi phí chấp nhận thấp hơn so với thanh toán không tiếp xúc, có nghĩa là chúng có tính cạnh tranh cao và hấp dẫn đối với những nhà bán lẻ ở các thị trường mới nổi, nơi thiếu cơ sở hạn tầng thẻ. Tuy nheien, chi phí thấp có nghĩa là chấp nhận mã QR cùng với thẻ cũng khả thi. Quan hệ đối tác ở những thị trường đang phát triển sẽ rất quan trọng để thúc đẩy việc áp dụng mã QR.
Kế hoạch thanh toán bằng mã QR thúc đẩy tăng trưởng
Nghiên cứu cho thấy rằng các tiêu chuẩn thanh toán bằng mã QR quốc gia, chẳng hạn như SGQR ở Singapore sẽ là động lực chính thúc đẩ sự phát triển của thanh toán bằng mã QR. Đến năm 2025, mã thanh toán QR quốc gia sẽ chiếm 22% tổng số thanh toán bằng mã QR theo khối lượng, so với chỉ có 8% trong năm 2020. Nghiên cứu khuyến nghị rằng các cơ quan quản lý quốc gia nên ưu tiên các chương trình QR, để đảm bảo việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số rộng rãi và khả năng tương tác của các phương thức thanh toán.
Nguồn Juniper Research