Báo cáo thanh toán thế giới năm 2015 – Phần một

Giao dịch không dùng tiền mặt tăng trưởng ở các thị trường trưởng thành và nhanh nhất tại các thị trường mới nổi Châu Á .

Khối lượng giao dịch không tiền mặt trên toàn cầu đạt 357.9 tỷ vào năm 2013, tốc độ tăng trưởng tổng thể là 7.6% (xem hình 1). Tốc độ tăng trưởng toàn cầu trong năm 2012 là 7.5%.  Tỉ lệ tăng trưởng nhanh nhất là 21.6% được lập tại thị trường mới nổi Châu Á1 dẫn đầu là Trung Quốc với mức kỷ lục là 37.7%. Trung Âu, Trung Đông và Châu Phi (CEMEA)2 với ghi nhận tăng trưởng 10.6%, cùng với sự suy thoái kinh tế và chính trị bất ổn làm đã làm chậm sự tăng trưởng.

Khối lượng tại Châu Mỹ La Tinh3 tăng 8.6%. Trong các thị trường trưởng thành, các giao dịch không tiền mặt tại Châu Âu và Bắc Mỹ vượt trội với mức tăng trưởng GDP là 5.1% và 4.6% tương ứng. Thị trường trưởng thành APAC, khối lượng tăng 11.5%.

Tại Bắc Mỹ, Mỹ đã tăng trưởng với tốc độc nhanh hơn ở mức 4.7% trong năm 2012-2013 so với 3.3% trong năm 2011-2012. Kể từ cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 2008 và suy thoái kinh tế, thị trường Mỹ đã chuyển đổi từ một thị trường không dùng tiền mặt chủ yếu sử dụng thẻ tín dụng sang thị trưởng thẻ ghi nợ. Điều này phản ánh sự sụt giảm chung của tín dụng tiêu dùng và sự thay đổi thói quen mua.

Hầu hết các nước Châu Âu đã chứng kiến mức tăng trưởng nhanh chóng. Tỉ lệ giao dịch tăng trên khắp Châu Âu , nhanh hơn ở Đức, Hà Lan, Bỉ và Anh quốc với mức tăng khu vực đạt 5.1% trong năm 2012-2013, so với mức tăng 3.6% của 12 tháng trước đó. Một sự kết hợp của tốc độ GDP và sự đổi mới của các dịch vụ thanh toán góp phần làm tăng tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt tại Anh. Tuy nhiên, ở một số thị trường như Pháp, khối lượng giao dịch không dùng tiền mặt giảm do sự trì trệ về kinh tế và tỉ lệ thất nghiệp cao.

Suy thoái kinh tế ở Argentina giảm dần và tốc độ tăng trưởng của  thanh toán không dùng tiền mặt  cũng suy giảm đã góp phần làm giảm sự phát triển của các giao dịch không dùng tiền mặt tại Châu Mỹ La Tinh, từ 11% trong năm 2011-2012 xuống 8.6% trong năm 2012-2013. Trong khi giảm, tốc độ tăng trưởng này vẫn còn cao hơn so với bất kỳ tốc độ tăng trưởng của các thị trường trưởng thành.  Các giao dịch không chính thống cũng đang phát triển trong nền kinh tế Châu Mỹ La Tinh với các chương trình trả trước và thanh toán di động được cung cấp bởi các công ty viễn thông ngày càng trở nên phổ biến. CEMEA cũng đã trải qua một sự suy giảm về tốc độc tăng trưởng từ 23.9% trong năm 2011-2012 xuống 10.6% trong năm 2012-2013 chủ yếu là do căng thẳng chính trị  ở Trung Đông và tình trạng trì trệ kinh tế ở Đông Âu. Biên độ tăng trưởng tại thị trường mới nổi Châu Á cũng đã trải  qua một sự sụt giảm nhẹ (22% trong năm 2011-2012 xuống 21.6% trong năm 2012-2013) do tăng trưởng chậm lại ở một số nước Đông Nam Á như Indonesia và Thái Lan. Ở cả hai nước này việc sử dụng tiền mặt được ưu tiên và sự phổ biến ngày càng tăng của các nhà cung cấp thanh toán phi truyền thống như các công ty viễn thông cũng góp phần vào việc giảm tốc.

Biểu đồ 1.1 Số lượng giao dịch không tiền mặt (đvt: tỷ), theo khu vực từ năm 2009 – 2013

giao dịch tiền mặt từ năm 2009 - 2013
Hình 1

Ghi chú: Một vài số liệu có thể khác với dữ liệu được công bố bởi WPR 2014 do nguồn thông tin cập nhật năm trước.

Nguồn: Capgemini Financial Service Analysis, 2015; Kho dữ liệu thống kê ECB, số liệu năm 2013 được phát hành tháng 9/2014; Ngân hàng thanh toán sách đỏ quốc tế, số liệu năm 2013 được phát hành tháng 9/2014; Báo cáo thường niên Ngân hàng Trung Ương Quốc  gia 2013.

Chú Thích:

  1. Thị trường mới nổi Châu Á bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc cũng như Hong kong và các nước Châu Á khác.
  2. CEMEA bao gồm Nga, Phần Lan, Ukraina, Hungary, Romania, Czech Republic, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và các thị trường ở Trung Âu khác cũng như thị trường Trung Đông.
  3. Châu Mỹ La Tinh bao gồm Brazil, Mexico và các nước Châu Mỹ La Tinh khác.
  4. Các thị trường trưởng thành: Thị trường trưởng thành APAC bao gồm Úc, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc; Châu Âu bao gồm khu vực đồng Euro và Bắc Mỹ (Mỹ và Canada)

Xem tiếp các phần sau:

Tin khác