Đức và Tây Ban Nha thử nghiệm hệ sinh thái nhận dạng số xuyên biên giới

Chính phủ Đức và Tây Ban Nha đã ký một biên bản thỏa thuận hợp tác thiết kế, phát triển và thí điểm hệ sinh thái nhận dạng số xuyên biên giới cho phép công dân xác minh danh tính và truy cập các dịch vụ số ở cả hai quốc gia

DOROTHEE BÄR: Nhận dạng số là “nền tảng cơ bản để số hóa thành công”

Là một phần của thỏa thuận, hai nước sẽ thành lập một nhóm làm việc chung về nhận dạng chủ quyền số (SSI) và sẽ thực hiện thí điểm xuyên biên giới “trong tương lai gần, nhàm đóng góp vào sự phát triển của Khung nhận dạng số châu Âu”.

Họ cũng sẽ “chia sẻ các phương pháp hay nhất trong lĩnh vực nhận dạng số từ quan điểm kỹ thuật, quy định và hoạt động, đồng thời khám phá các tùy chọn để thiết lập và nâng cấp hệ sinh thái nhận dạng mở và phi tập trung có thể hoạt động xuyên biên giới trong khi đảm bảo danh tnhs số an toàn và đáng tin cậy,” chính phủ Đức cho biết.

Tuyên bố cũng dự kiến giữ cho sự hợp tác này mở rộng tới các quốc gia thành viên khác, cam kết phát triển nhận dạng số phi tập trung, tự chủ để sử dụng trong nước và xuyên biên giới tại châu Âu.

“Chính phủ Đức công nhận danh tính số là nên tảng cơ bản để số hóa thành công.”, Bộ trưởng số hóa của Đức Dorothee Bär cho biết.

Chúng tôi đã khởi chạy hệ sinh thái nhận dạng số dựa trên  SSI quốc gia, hiện có hơn 60 bên liên quan từ khu vực tư nhân và nhà nước cũng như những trường hợp sử dụng trực tiếp – check in khách sạn bằng kỹ thuật số.

Trong những tháng tới, chúng tôi có kế hoạch để triển khai thêm một số trường hợp sử dụng trong nước để mở rộng hệ sinh thái.

Chúng tôi rất vui khi thực hiện các bước tiếp theo tự nhiên thông qua quan hệ đối tác với TBN để cho toàn châu Âu thấy tiềm năng của danh tính phi tập trung, lấy người dùng làm trung tâm.

Chính phủ Đức đã thông báo vào tháng 2 rằng họ sẽ ra mắt thẻ ID số cho công dân Đức vào mùa thu năm 2021.

EU cũng xác nhận vào tháng 6 rằng họ sẽ giới thiệu Ví nhận dạng số châu Âu sẽ cho phép công dân liên kết danh tính số quốc gia cua mình với các thuộc tính cá nhân khác và sẽ được công nhận ở cả 27 quốc gia thành viên của EU.

Nguồn NFCW

Tin khác