Mỹ: Nhu cầu sử dụng thẻ không tiếp xúc gia tăng trong đại dịch COVID-19

Thập kỷ qua đã dẫn đầu một cuộc cách mạng về phương thức thanh toán và các yếu tố hình thành trên toàn cầu, từ ví kỹ thuật số như Apple Pay®, Samsung Pay và Google Pay ™, đến các thiết bị đeo tay và thanh toán không tiếp xúc. Hiện nay, sau nhiều năm, thị trường Mỹ cuối cùng đã chín muồi cho các khoản thanh toán không tiếp xúc và việc áp dụng rộng rãi có thể lan rộng do hậy quả của đại dịch COVID-19

Theo Hiệp Hội các nhà sản xuất thẻ quốc tế (ICMA) năm 2020, Bắc Mỹ đứng thứ hai (sau khu vực Châu Á TBD) với 9.5 triệu thẻ được sản xuất trong năm 2019, tăng 3.2% so với năm 2018. Mức tăng trưởng là kết quả của việc tăng tốc chuyển đổi thẻ không tiếp xúc. Tuy nhiên, Mỹ tiếp tục tục tụt hậu sau so với nhiều khu vực trên thế giới khi áp dụng phương thức thanh toán không tiếp xúc.

Bên ngoài Mỹ, hơn 40% giao dịch Visa tại các cửa hàng được hoàn thành với thẻ “một chạm”, Châu Âu và Canada dẫn đầu. Các nhà phát hành thẻ Mỹ đã tụt hậu trong việc bắt kịp xu hướng thẻ không tiếp xúc và người tiêu dùng vẫn chưa cảm thấy thoải mái với giải pháp “một chạm”.

“Một trong những lý do khiến Mỹ tụt hậu trong việc áp dụng phương thức này là kết quả của sự thay đổi chip tiếp xúc, chậm hơn nhiều so với thế giới và được thúc đẩy bởi các thương hiệu thanh toán” Jack Jania – Phó chủ tích quản lý và đổi mới sản phẩm thẻ an toàn tại CPI Card Group chia sẻ. Các nhà phát hành tại Mỹ đã mất khoảng 5 năm để chuyển đổi sang thẻ tiếp xúc và chậm chậm 5 năm so với phần còn lại của thế giới trong việc chuyển đổi sang thẻ không tiếp xúc. Ngoài ra, không giống như việc chuyển đổi Europay, Mastercard và Visa (EMV), không có trách nhiệm pháp lý nào để khuyến khích các tổ chức tài chính chuyển đổi sang thẻ không tiếp xúc.

Trong khi COVID-19 bùng phát, người Mỹ đang xem xét việc xử lý tiền mặt, nhiều người đã đổi sang phương thức thanh toán không tiếp xúc để ngăn chặn sự lây nhiễm của coronavirus. Điều này có thể thúc đẩy nhận thức và nhu cầu, thúc dẩy việc tăng tốc sử dụng thanh toán không tiếp xúc ở Mỹ.

Theo Jania “ thẻ giao diện kép không cần chạm vào thiết bị thanh toán đầu cuối, vì vậy người tiêu dùng có thể thích một phương pháp “không chạm”. Ngoài ra, dữ liệu giao dịch tại Châu Âu cho thấy trung bình các giao dịch thanh toán không tiếp xúc nhỏ hơn nhiều so với các giao dịch thẻ khác, điều này cho thấy giao dịch không tiếp xúc được sử dụng cho giao dịch có giá trị thấp.

Thẻ không tiếp xúc được nhúng cả chip và ăng ten cho phép giao dịch được thực hiệu thông qua tín hiệu tần số vô tuyến an toàn (dựa trên thông số kỹ thuật giao tiếp trường gần) giữa thiết bị thanh toán đầu cuối và chip. Giao dịch không tiếp xúc của một thẻ giao diện kép truyền thông tin giống như giao dịch chip tiếp xúc mà không cần mã PIN. Sự khác biệt chính là ở tốc độ và sự thuận tiện của giao dịch. Các thương nhân và nhà phát hành được hưởng lợi từ tốc độ cũng như khối lượng giao dịch tăng lên.

Nhiều thương nhân cũng sẵn sàng chấp nhận thanh toán không tiếp xúc, sau đó đã chuyển đổi sang thiết bị đầu cuối chấp nhận thẻ EMV, thẻ không tiếp xúc sử dụng tần số vô tuyến do thiết bị đầu cuối tạo ra.

Chủ thẻ rất mong muốn thử các phương thức thanh toán không tiếp xúc mới và các dạng của nó. Tính phổ biến của phong cách sống “on the go” đan thay đổi cách mà họ thanh toán. Theo nghiên cứu hành vi người tiêu dùng của CPI, có 72% người tham gia thích ý tưởng “một chạm’ và 65% thích ý tưởng “một chạm đối tượng” để thanh toán. Đối với các nhà phát hành, điều này đồng nghĩa với việc tăng lòng trung thành của chủ thẻ và tỷ lệ tiêu hao thấp hơn.

Người tiêu dùng Mỹ có thể thanh toán ở những nơi có giao dịch nhiều. Các cửa hàng tạp hóa, dược phẩm và nhà hàng ăn nhanh đã cho phép thanh toán “một chạm” Lĩnh vực nhà hàng phục vụ nhanh đã thúc đẩy cuộc cách mạng thanh toán không tiếp xúc, chủ yếu là tăng tốc quá trình thanh toán. Công nghệ không tiếp xúc có thể cung cấp bảo mật cũng như tốc độ giao dịch cần thiết cho thẻ vé và các ứng dụng quay vòng.

Có hàng loạt các thiết vị thanh toán đêo tay và công nghệ mang đến trải nghiệm thanh toán liền mạch, từ dây đeo tay với thiết bị theo dõi thể dục, đồng hồ và trang sức.

Cung cấp giải pháp vòng lặp mở, CPI Card Group triển khai chip đeo đa năng và công nghệ cá nhân hóa anten cho phép khách hàng chọn một hình thức để sử dụng. Với đối tượng thanh toán có kích thước như con tem, các vật dụng hàng ngày có thể được biến thành một thiết bị thanh toán có khả năng thực hiện các giao dịch không tiếp xúc.

Mặc dù 60-70% thiết bị đầu cuối tại Mỹ được trang bị khả năng giao tiếp trường gần, nhưng trong nhiều trường hợp chức năng chưa được kích hoạt. Các công ty phát hành và bộ xử lý của Mỹ phải làm việc cùng nhau để cung cấp các tùy chọn không tiếp xúc cho chủ thẻ của mình.

Đối với người tiêu dùng và các tổ chức phát hành, thẻ không tiếp xúc mang đến sự tiện lợi và tốc độ có giá trị mạnh mẽ, đặc biệt trong mối lo ngại bùng phát của coronavirus. Đây là thời điểm để các nhà phát hành hỗ trợ quá trình chuyển đổi bằng cách cung cấp thẻ giao diện kép.

Tại Việt Nam – MK Smart là nhà sản xuất thẻ đứng đầu Đông Nam Á, hiện đang cung cấp các sản phẩm thẻ thông minh bao gồm thẻ tiếp xúc, không tiếp xúc, thẻ giao diện kép, các giải pháp phát hành thẻ cho các tổ chức ngân hàng, doanh nghiệp, chính phủ.

Nếu bạn có nhu cầu về thẻ xin vui lòng liên hệ: Ms. Hien 0917209922 để được tư vấn và biết thêm chi tiết

Tin khác