Việt nam: Thẻ tín dụng nội địa còn nhiều dư địa để tăng trưởng

Thẻ tín dụng nội địa (DCC) vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng vì số lượng chủ sở hữu DCC tương đối thấp ở Việt Nam, theo các chuyên gia tại hội thảo về DCC được tổ chức vào hôm thứ sáu 11/3 tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Ngọc Hiển, Tổng biên tập báo Lao động nhấn mạnh DDC là một công cụ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nước. Các DDC cho phép chủ sở hữu thẻ  có thẻ tiếp cận các khoản vay để trang trải chi phí cá nhâ và thanh toán khoản vay đó với thời gian không lãi suất lên đến 55 ngày. Điều đó có nghĩa là mọi người có thể sử dụng DDC để vay ngắn hạn với mức lãi suất thấp hơn là chuyển sang cho vay nặng lãi, nhằm hạn chế tình trạn lạm dụng một cách hiệu quả. Ông Hiển khẳng định: “Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho các DDC với dân số gần 100 triệu người. Theo ông Lê Văn Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đến cuối năm 2021 đã có 12 tổ chức phát hành DDC tại Việt Nam với tổng số 475.000 thẻ đang hoạt động.

DDC đã trở nên phổ biến với nhiều công dân thành thị, nhưng chưa phổ biến với những người sống ở nông thôn – những người có thu nhập ổn định và muốn các phương thức thanh toán thuận tiện cho chi tiêu hàng ngày. Theo đó, dư địa tăng trưởng ở phân khúc nông thông vẫn còn nhiều. Ông Tuyên cũng đề cập đến một số tiện ích của DDC giúp chúng trở nên phổ biến với những người dùng lần đầu. Chúng bao gồm quy trình đơn giản, thời gian miễn lãi dài, phí giao dịch thấp và khả năng tương thích với mạng thanh toán ghi nợ hiện có của các tổ chức phát hành.

Ông Tô Đình Tơn – Phó TGĐ Agribank cho biết, ngân hàng này đã ra mắt DDC riêng mang tên Lộc Việt vào đầu năm 2022. Lộc Việt là bộ đôi thẻ hiện dại kết hợp tính năng ghi nợ và tín dụng. Nó cung cấp các khoản vay không có bảo đảm cho chủ sơ hữu với hạn mức tín dụng là 30 triệu đồng (US$ 1,311) với thời gian ân hạn là 55 ngày. Agribank đã và đang cung cấp thiết bị POS miễn phí, không tính phí giao dịch nhằm thúc đẩy việc sử dụng Lộc Việt ở các vùng nông thôn. Cho đến nay đã có 420.000 thẻ được phát hành, tổng số thấy chi 2,5 nghìn tỷ đồng (US$109,3) đã được cấp và hơn 5.000 thiết bị POS đã được thiết lập nâng tổng số POS lên 15.000 thiết bị ở khu vực nông thôn. Ông tin rằng với cơ sở 27 triệu gia đình sẽ mang lại cho ngân hàng một lợi thế đáng kể, cho phép ngân hàng đẩy mạnh hơn nữa việc thanh toán không dùng tiền mặt trong nước.

Bà Trần Thị An Dung, Giám đốc chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), cho biết DCC của ngân hàng đã được sử dụng trong 5 năm và có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 80% từ năm 2017 đến năm 2021. Đáng chú ý, chủ thẻ có thể trả góp hàng hóa và dịch vụ của hơn 200 đối tác của ACB mà không phải chịu bất kỳ khoản lãi và phí nào. Đối với các hàng hóa và dịch vụ khác, thanh toán không tính lãi và với các khoản phí nhỏ.

Vì ACB và NAPAS đang hợp tác để thúc đẩy sự phát triển của các DCC trong 3-5 năm tới, người quản lý  các ngân hàng đã thúc giục NAPAS sửa đổi các khoản phụ phí để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Ông Nguyễn Quang Minh, Phó tổng giám đốc Dịch vụ Thanh toán Quốc gia (NAPAS), tiết lộ rằng tổ chức đã giới thiệu DCC (Tín dụng NAPAS) vào tháng 1 năm 2021. NAPAS Credits được chấp nhận bởi hơn 300.000 thiết bị đầu cuối thanh toán và nền tảng thương mại điện tử trên toàn quốc và có thể được sử dụng để rút tiền mặt tại hơn 20.000 máy ATM. Cho đến nay, các ngân hàng đã phát hành NAPAS DCC bao gồm Agribank, ACB, VietinBank HDBank và Sacombank. Theo ông Minh, tính đến cuối tháng 6 năm 2021 tại Việt Nam chỉ có 6,5 triệu thẻ tín dụng. Con số này thấp hơn so với dân số gần 100 triệu của đất nước, có nghĩa là một triển vọng tăng trưởng tươi sáng cho các DCC. Ông hy vọng sẽ có nhiều ngân hàng tham gia vào hành động này trong tương lai gần, biến DCC trở thành một chuẩn mực trong thanh toán trong nước.

Ông Phạm Tiến Dũng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khẳng định rằng khách hàng sẽ không bao giờ quay lại tiền mặt khi đã quen với việc thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, thuyết phục những khách hàng ưa thích tiền mặt thử thanh toán không dùng tiền mặt lần đầu tiên không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Theo đó, Phó thống đốc khuyến nghị các tổ chức phát hành DCC phải giao tiếp hiệu quả với khách hàng của họ để thông báo đầy đủ cho họ về các tiện ích và cơ sở vật chất của các DCC. Ông đề xuất kết hợp các thiết bị đầu cuối thanh toán vào tất cả các ngành trong nền kinh tế để mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ. Ông cũng kêu gọi sử dụng rộng rãi các khoản thanh toán không dùng tiền mặt và các DCC ở các vùng nông thôn để giúp những người yếu thế được tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Cuối cùng, Phó Thống đốc yêu cầu các tổ chức phát hành DCC và NAPAS đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thẻ, bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thẻ. – VNS

Nguồn Vietnam Economic News

Tin khác